Trang chủ » Tin tức » Ý nghĩa của chỉ số TSH là gì?

Ý nghĩa của chỉ số TSH là gì?

Ý nghĩa của chỉ số TSH là gì? Thông tin này được nhiều người quan tâm đến và cùng nhau tìm hiểu ở trên các diễn đàn sức khỏe. Bài viết dưới đây các chuyên gia hàng đầu sẽ bật mí các kiến thức liên quan, mọi người hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

TSH là gì?

TSH là glyco-protein có trọng lượng phân tử 28.000 dalton. Mọi người thường gọi TSH với cái tên là “hormone kích thích tuyến giáp” và TSH được sản xuất bởi thùy trước của tuyến yên trước dưới sự kiểm soát của hormone TRH vùng dưới đồi.

chi-so-tsh-la-gi
TSH là gì?
Nếu như cơ thể bị stress, tâm thần vùng dưới đồi bị kích thích giải phóng hormone hướng tuyến giáp (TRH) hoặc là nồng độ hormone bên trong dòng tuần hoàn giảm xuống. Hệ quả của 2 trường hợp trên đó là TRH kích thích thùy trước tuyến yên nhằm sản xuất ra TSH, đó là những hormone kích thích tuyến giáp. Tiếp đến TSH sẽ kích thích giải phóng T3 (Triodothyroxine) và T4 (Thyroxine). Đây sẽ là mối liên hệ đặc biệt nhằm giúp mọi người biết được tình trạng của tuyến giáp bình thường hay không.

Làm xét nghiệm TSH là như thế nào?

Như những tin tức được chia sẻ ở trên, TSH chính là hormon kích thích tuyến giáp, vì vật xét nghiệm này sẽ có mục đích kiểm tra xem tuyến giáp hoạt động có bình thường không. Đồng thời, sẽ chẩn đoán một số các bệnh lý có liên quan đến rối loạn chức năng như cường giáp hay là suy giảm. Bên cạnh đó, xét nghiệm TSH còn xác định được nguồn gốc và nguyên nhân gây nên rối loạn chức năng tuyến giáp, từ đó sẽ có biện pháp ngăn chặn cũng như điều trị kịp thời.
Kết quả xét nghiệm sẽ được dùng nhằm theo dõi quá trình điều trị những bệnh lý về tuyến giáp, dự định về khả năng tái phát của bệnh thông qua quá trình điều trị. Trong bệnh lý bướu giáp nhiễm độc (Basedow), chỉ số TSH thấp ở trong một khoảng thời gian dài cho thấy thuốc sẽ không đáp ứng được bệnh và khả năng tái phát bệnh là rất cao.

Ý nghĩa của chỉ số TSH là gì?

Sau khi mọi người đã tiến hành thực hiện xét nghiệm TSH thì cần phải thảm khảo về ngưỡng giá trị của chỉ số TSH là gì và như thế nào. Cụ thể:

chi-so-tsh-la-gi-1
Ý nghĩa của chỉ số TSH là gì?
1. TSH ở ngưỡng bình thường
Giá trị của TSH bình thường sẽ ở trong khoảng từ 0.27 – 4.2 nU/ mL.
2. Hormone kích thích tuyến giáp tăng lên
Khi nồng độ TSH tăng lên nghĩa là bạn đang bị suy giáp, mọi người cần phải lưu ý một số điều như sau:
  • Suy giáp có nguồn gốc ở tuyến giáp, hãy thực hiện thêm cả 2 xét nghiệm T3 và T4 nhằm phân loại rõ tình trạng bệnh lý:
    • T3, T4: thấp hơn mức bình thường: suy giáp rõ rệt.
    • T3, T4: bình thường: suy giáp dưới lâm sàng.
  • TSH còn tăng do khi dùng một số các loại thuốc gây nên những biến chứng suy giáp như thuốc kháng giáp, lithium, amiodaron.
  • Ở trong cơ thể có kháng thể kháng TSH.
  • TSH sản xuất không đúng chỗ.
  • Suy tuyến thượng thận tiên phát.
  • Tuyến giáp bị cắt bỏ một phần hoặc là cắt bỏ đi toàn bộ.
3. Nồng độ hormone kích thích tuyến giáp giảm
Nồng độ TSH sẽ giảm trong một số những trường hợp sau:
  • Bị suy giáp thứ phát, nghĩa là suy giáp có nguồn gốc vùng dưới đồi hoặc là ở tuyến yên.
  • Nguyên nhân cường giáp xuất phát từ tuyến giáp.
  • Dùng những loại thuốc như tinh chất giáp, chế phẩm chứa iod, amiodaron.
  • Tuyến giáp đa nhân.
Trong trường hợp đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai nếu như bị suy giáp thì sẽ gây ra rất nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Cụ thể như: bào thai suy dinh dưỡng, thai phát triển chậm ở trong tử cung, thiếu máu, sinh non, tiền sản giật,…

Quá trình xét nghiệm TSH như thế nào?

Với những kiến thức được chia sẻ ở trên chắc mọi người được hiểu rõ về chỉ số TSH là gì. Vậy quá trình làm xét nghiệm TSH diễn ra như thế nào? Bệnh nhân sẽ được phia cán bộ Y tế lấy máu tĩnh mạch để làm xét nghiệm. Trước khi thực hiện xét nghiệm các bạn nên sinh hoạt bình thường, cũng không nhất thiết phải nhịn ăn như một số những xét nghiệm khác.
Nhưng mọi người cần phải báo cáo về những loại thuốc đang dùng nhằm được kiểm tra xem nó có ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm hay không. Ví dụ như lithium, biotin, amiodaron, hay những chế phẩm chứa iod,… Đây là những loại thuốc nên ngừng dùng trước khi tiến hành làm xét nghiệm này.
Trong suốt quá trình điều trị suy giáp hoặc là cường giáp các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mức TSH của bạn nhằm bảo đảm cơ thể đáp ứng với thuốc. Tần suất kiểm tra trong thời gian 6 tháng đầu sẽ là 1 tháng/ lần, nhưng ở những tháng về sau thì 3 tháng/ lần.

Kết luận

Hy vọng những kiến thức được chuyên trang twobluelemons.com chia sẻ ở trên mọi người cũng đã hiểu về chỉ số TSH là gì và làm xét nghiệm như thế nào. Mọi người muốn biết thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nữa thì hãy thường xuyên vào chuyên trang thông tin điện tử này để update mỗi ngày nhé!