Trang chủ » Tin tức » Dị ứng thời tiết hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì?

Dị ứng thời tiết hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì?

Dị ứng thời tiết hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì? Những thông tin có liên quan đến tình trạng bệnh lý này được rất nhiều người quan tâm đến và cùng nhau tranh luận ở trên diễn đàn sức khỏe. Bài viết dưới đây các chuyên gia hàng đầu sẽ bật mí các kiến thức liên quan, quý độc giả hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Tổng quan thông tin chung về tình trạng viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng được biết đến là bệnh miễn dịch, gây ra bởi những chất gây dị ứng (hay còn được gọi là dị nguyên) khi chúng xâm nhập vào cơ thể qua đường niêm mạc mũi. Viêm mũi dị ứng có nhiều thể bệnh gồm có: Viêm mũi nghề nghiệp, viêm mũi quanh năm, viêm mũi dị ứng thời tiết.

di-ung-thoi-tiet-hat-hoi-so-mui-uong-thuoc-gi
Tổng quan thông tin chung về tình trạng viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng thời tiết còn được gọi là viêm mũi dị ứng theo mùa. Đây được biết đến là bệnh viêm mũi dị ứng có tính chất kéo dài từ năm này sang đến năm khác, thời điểm khởi phát triệu chứng sẽ phụ thuộc vào mùa xuất hiện những tác nhân gây dị ứng như: mùa nở hoa của 1 loài cây nào đó, mùa khô lạnh/ ẩm ướt với nhiều nấm mốc phát triển, màu sâu bướm sinh sôi,…
Một số các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng thời tiết được kể đến như:
  • Hắt hơi: xuất hiện các cơn hắt xì hơi đột ngột. Khi thời tiết trở lạnh hoặc là thay đổi đột ngột, bệnh nhân sẽ hắt hơi nhiều hơn. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sẽ bị đau nhức đầu do co thắt cơ khi hắt hơi.
  • Sổ mũi: đây là triệu chứng ban đầu thường gặp đối với người bị dị ứng thời tiết, thường xuyên chảy nước mũi ở cả 2 bên mũi (chủ yếu sẽ là màu trong suốt và không mùi). Nhưng sau một khoảng thời gian, do bội nhiễm mà dịch mũi trở nên đục hơn. Hiện tượng sổ mũi sẽ xuất hiện sau khi người bệnh hắt hơi.
  • Ngứa ngáy mũi: đây là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có cảm giác ngứa ở mắt, ống tai ngoài hoặc là ở vùng da tại cổ.
  • Nghẹt mũi: đối với những người bị dị ứng thời tiết thường sẽ có biểu hiện nghẹt 1 hoặc là 2 bên mũi bởi bị phù nề niêm mạc và chảy nước mũi nhiều hơn. Vì vậy, bệnh nhân thường phải thở bằng miệng và ị khô miệng.
  • Cơ thể mệt mỏi: những người bị viêm mũi dị ứng thời tiết sẽ có cảm giác mệt mỏi, đau nhức đầu, gây suy giảm khả năng lao động trí óc và cả chân tay.
 Trong trường hợp không kịp thời điểm và tích cực bằng những loại thuốc dị ứng thời tiết, phía người bệnh sẽ gặp phải một số những vấn đề cụ thể như sau:
  • Bị tắc hoặc là chảy nước mũi dẫn đến việc khó ngủ, sẽ buồn ngủ vào ban ngày, cơ thể mệt mỏi, khó chịu, sẽ khó tập trung làm việc.
  • Tình trạng viêm mũi dị ứng thời tiết sẽ khiến cho triệu chứng của bệnh hen suyễn trở nên nặng hơn.
  • Khi tình trạng này kéo dài sẽ gây ra một số các bệnh lý như viêm tai giữa, polyp mũi, viêm tai giữa hay là bị viêm xoang,…
Do đó, khi xuất hiện những triệu chứng viêm mũi dị ứng thời tiết, người bệnh hãy nhanh chóng dùng những loại thuốc dị ứng thời tiết hắt hơi phù hợp.

Vậy khi bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì để điều trị?

Hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì là tốt nhất? Theo như những nguồn tin tức từ phía các bác sĩ chia sẻ nếu như bạn đang gặp phải tình trạng hắt hơi sổ mũi thì nên sử dụng những loại thuốc như:

di-ung-thoi-tiet-hat-hoi-so-mui-uong-thuoc-gi-1
Khi bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì để điều trị?
1. Thuốc kháng histamin
Đây được biết đến là loại thuốc có công dụng làm giảm đi những triệu chứng chứng hắt hơi sổ mũi hiệu quả. Ngoài việc làm giảm đi những triệu chứng hắt hơi sổ mũi, nhóm thuốc này còn có tác dụng làm giảm ho hiệu quả. Những sản phẩm trị hắt hơi, sổ mũi, ho ở trên thị trường thường sẽ chứa hoạt chất kháng histamin như: Brompheniramine, chlorpheniramine.
Nhưng công dụng phổ biến nhất của nhóm thuốc này đó là gây buồn ngủ. Do đó, người lớn hắt hơi sổ mũi khi dùng thuốc này không nên lái xe, dùng máy móc phức tạp hoặc là làm các công việc đòi hỏi mức độ tập trung và tỉnh táo. Ngoài ra, thuốc kháng histamin cũng không nên dùng cho những người bị ho có đờm.
2. Thuốc hạ sốt giảm đau
Tuy nó không phải là nhóm thuốc trực tiếp làm giảm những triệu chứng hắt hơi sổ mũi, nhưng nó lại giúp kiểm soát được các nguyên nhân gây nên hắt hơi sổ mũi (thường gặp ở bệnh cảm cúm), vì vậy nó sẽ gián tiếp giúp những triệu chứng hắt hơi sổ mũi cải thiện. Một số các loại thuốc thường được phía bác sĩ chỉ định như paracetamol, ibuprofen, aspirin,…
Khi dùng những nhóm thuốc này, phía người bệnh cần phải lưu ý đến các tác dụng phụ không như mong muốn có thể xảy ra như: Paracetamol có khả năng gây ảnh hưởng đến chức năng của gan, ibuprofen và aspirin sẽ có nguy cơ gây kích ứng và làm tổn thương niêm mạc và dạ dày. Do đó, các bạn cần dùng thuốc theo đúng chỉ định và hướng dẫn của phía các bác sĩ chuyên khoa.
3. Thuốc giảm ho
Nhóm thuốc giảm ho sẽ có công dụng ức chế trung tâm ho ở hệ thần kinh trung ương, vì vậy sẽ làm giảm ho. Những loại thuốc giảm ho được phía các bác sĩ kê đơn như codein, dextromethorphan, pholcodine,…
Nhưng những loại thuốc này cũng có một số các tác dụng phụ nhất định như: Codein sẽ gây táo bón, buồn ngủ, còn dextromethorphan và pholcodine cũng có thể gây buồn ngủ nhưng sẽ ở mức độ nhẹ hơn.

Lời kết

Toàn bộ những kiến thức được chuyên trang twobluelemons.com chia sẻ ở trên chắc mọi người biết được dị ứng thời tiết hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì. Mọi người lưu ý không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa được các bác sĩ chỉ định cụ thể.