Trang chủ » Tin tức » Tìm hiểu thông tin người lớn hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì

Tìm hiểu thông tin người lớn hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì

Hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì? Thông tin này được rất nhiều người quan tâm đến và cùng nhau tranh luận ở trên các diễn đàn sức khỏe. Dưới đây các bác sĩ chuyên khoa sẽ bật mí những kiến thức liên quan đến tình trạng hắt hơi sổ mũi, quý độc giả hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Bạn có biết hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì không?

Chuyên trang twobluelemons.com cũng đã thu thập thông tin từ nhiều người khác nhau và giúp cho mọi người được biết tình trạng hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì như sau:

hat-hoi-so-mui-uong-thuoc-gi
Bạn có biết hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì không?

Thuốc kháng histamin

Đối với nhóm kháng histamin luôn được đánh giá là thuốc sổ mũi người lớn hiệu quả nhất. Ngoài công dụng giảm hắt hơi, sổ mũi, thuốc kháng histamin còn giúp cho bệnh nhân giảm ho nhanh chóng. Những sản phẩm trị ho, hắt hơi, sổ mũi và cảm lạnh ở trên thị trường hiện nay thường chứa những hoạt chất kháng histamin như Chlorpheniramine và Brompheniramine.
Nhưng tác dụng phụ phổ biến của những hoạt chất kháng histamin đó là gây buồn ngủ. Vì vậy, người lớn bị hắt hơi; sổ mũi khi dùng nhóm thuốc nào chú ý không được vận hành máy móc hoặc là lái xe phức tạp, hay là làm các công việc đòi hỏi mức độ tỉnh táo. Ngoài ra, nhóm kháng histamin cũng không nên được dùng để điều trị triệu chứng ho có đờm.
Lưu ý: một số các trường hợp nhạy cảm như tiền sử bệnh phổi mãn tính, tăng nhãn áp hoặc là khó tiêu do phì đại tuyến tiền liệt cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi điều trị hắt hơi sổ mũi bằng loại thuốc kháng histamin.

Thuốc giảm đau và hạ sốt

Hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì? Tiếp đến sẽ là nhóm thuốc giảm đau và hạ sốt. Dù không trực tiếp giảm hắt hơi sổ mũi nhưng những thuốc giảm đau, hạ sốt như Paracetamol, Aspirin và Ibuprofen sẽ có khả năng kiểm soát nguyên nhân gây hắt hơi sổ mũi (đa số là bệnh cảm cúm), qua đó sẽ giúp cho triệu chứng nhanh chóng biến mất.
Khi dùng đến nhóm thuốc này, người bị hắt hơi sổ mũi cần phải lưu ý đến một số các tác dụng phụ có thể xảy ra. Trong đó, Paracetamol thường ảnh hưởng đến chức năng gan nếu như sử dụng quá liều lượng khuyến cáo, trong khi Aspirin và Ibuprofen (thuốc nhóm kháng viêm không steroid NSAID) đều có nguy cơ gây kích ứng niêm mạc dạ dày.

Thuốc giảm ho

Nguyên nhân khiến cho người lớn bị hắt hơi sổ mũi đó là cảm lạnh, vì vậy đa số bệnh nhân sẽ đi kèm với biểu hiện ho. Do đó, mọi người nên lựa chọn đến loại thuốc giảm ho. Nhóm thuốc này ức chế phản xạ ho bằng cách tác động trực tiếp vào trung tâm ho ở hệ thần kinh trung ương gồm có Codein, Pholcodin và Dextromethorphan.
Tác dụng phụ thường gặp của thuốc Codein đó là táo bón, buồn ngủ. Trong khi đó, Pholcodine và Dextromethorphan dù ít gây tác dụng phụ hơn nhưng lại có nguy cơ gây buồn ngủ hoặc là lệ thuộc. Vì vậy, người lớn bị hắt hơi sổ mũi khi uống thuốc giảm ho cũng không nên lái xe hoặc vận hành máy móc như uống các loại thuốc kháng Histamin.
Chú ý: những thuốc giảm ho trên đây chỉ sử dụng nhằm điều trị ho khan. Nếu như ho có đờm thì không nên sử dụng, nhất là người có tiền sử hen và COPD cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Dextromethorphan.

Thuốc thông mũi

Đối tượng người bị hắt hơi sổ mũi thường kèm theo triệu chứng nghẹt mũi sẽ rất khó chịu. Vì vậy, việc dùng thuốc thông mũi là vô cùng cần thiết. Nhóm thuốc này sẽ có công dụng gây co mạch, qua đó sẽ làm giảm sưng niêm mạc; giảm khó thở.
Những loại thuốc thông mũi hoặc là được dùng gồm có Pseudoephedrine, Ephedrine và Phenylephrine. Nhưng nhóm nước này thường sẽ gây tăng huyết áp, tăng nhịp tim, tăng sự tỉnh táo, dẫn đến tình trạng khó ngủ nếu như bệnh nhân uống vào cuối ngày. Do đó, người có tiền sử tăng huyết áp và tăng nhãn áp trước khi dùng cần phải tham khảo, nhận được sự tư vấn của phía các bác sĩ bởi có thể cần kết hợp những biện pháp dự phòng đặc biệt.

Một số các lưu ý khi người lớn bị hắt hơi sổ mũi sử dụng thuốc

Mọi người tuyệt đối không được tự ý dùng kháng sinh nhằm điều trị cảm cúm, hắt hơi sổ mũi. Thuốc kháng sinh chỉ hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn, hoàn toàn không có tác dụng với virus gây cảm cúm. Do đó, người lớn bị hắt hơi sổ mũi không được dùng kháng sinh một cách bừa bãi, chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ trong các trường hợp cảm cúm nặng kèm theo bội nhiễm vi khuẩn.

hat-hoi-so-mui-uong-thuoc-gi-1
Một số các lưu ý khi người lớn bị hắt hơi sổ mũi sử dụng thuốc
Không dùng đồng thời nhiều loại thuốc điều trị hắt hơi sổ mũi có tác dụng phụ an thần hoặc là gây buồn ngủ.
Trong trường hợp người lớn bị hắt hơi sổ mũi cần dùng nhiều loại thuốc cùng lúc thì nên lưu ý những thành phần có trong những sản phẩm này.
Cũng không được chủ quan và cho rằng thuốc không cần kê đơn là an toàn, thay vào đó bệnh nhân cần phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào. Đồng thời, hãy tham khảo ý kiến dược sĩ/ bác sĩ khi có bất cứ triệu chứng nghi ngờ nào xảy ra.
Những thuốc trị hắt hơi sổ mũi ở người lớn có thể sẽ tương tác với những loại thuốc khác, vì vậy cần phải thận trọng nhằm tránh các vấn đề không mong muốn xảy ra.

Kết luận

Hẳn những tin tức được chia sẻ ở trên nhằm giúp cho mọi người được hiểu rõ về thắc mắc hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì. Muốn biết thêm nhiều kiến thức hữu ích khác liên quan mọi người hãy thường xuyên vào chuyên trang này để cập nhật nhé!